Chia Sẻ Từ Những Trãi Nghiệm Cá Nhân
Là một người yêu du lịch, thích khám phá những địa điểm mới, những điều đặc biệt nhưng ít người biết. Đầu tiên mình sử dụng Google Map để định vị hành trình và tìm đường đi. Sau đó, mình đã bắt đầu chia sẻ những hình ảnh và trãi nghiệm thú vị về những nơi mình đã đi qua với tài khoản Tom’s Notes (Chuyện Cà Phê Cùng Tom).
Một ngày, điều bất ngờ xảy đến khi nhận thông báo chúc mừng từ Google: bức ảnh của mình trên Google Map nhận được hơn 90.000 lượt xem, và mỗi ngày, tôi nhận thấy lượt view tăng lên theo cấp số chóng mặt. (Sau khi nghiên cứu và viết xong bài này thì lượt view đã vượt trên 100.000 view).

Dùng Google Map Để Dẫn Lối Khách Hàng Đến Doanh Nghiệp Của Bạn
Google Map đã vượt lên khỏi những chức năng của một ứng dụng định vị và dẫn đường cơ bản, nó mang nhiều tính năng mới và hữu ích cho cuộc sống cũng như học tập, kinh doanh như xem hình ảnh vệ tinh, hình ảnh đường phố, xem ảnh 360o, cập nhật thông tin địa điểm, chia sẻ hình ảnh địa điểm, mức giá, menu và liên kết tính năng với những ứng dụng khác của Google như Shopping (Mua Sắm), Travel (Du Lịch)… Và Google Map ngày càng cải tiến và trở nên thông minh hơn, thực tiễn hơn. Nhiều người đã bỏ lỡ cơ hội tận dụng những tính năng này để quảng bá doanh nghiệp của mình rộng khắp mà không tốn bất kỳ chi phí quảng cáo nào. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng Google Map để dẫn lối khách hàng đến với doanh nghiệp và dịch vụ của mình.
Vậy, tại sao chúng ta không tận dụng công cụ Google Map để làm Marketing cho doanh nghiệp của mình?

Đây Là Những Việc Đơn Giản Nhưng Hiệu Quả Cực Kỳ.
- Đặt mục tiêu Marketing của bạn:
Cũng như bất kỳ chiến dịch marketing nào, bạn cũng cần đăt ra những mục tiêu marketing cho doanh nghiệp mình. Ví dụ như: Doanh nghiệp của bạn sẽ xuất hiện trong top 1,2,3 của danh sách doanh nghiệp địa phương khi khách hàng tìm kiếm trên Google Map.

- Tạo địa điểm doanh nghiệp của bạn trên Google Map.
Chỉ với một số bước khai báo đơn giản, bạn có thể hoàn thành việc đăng ký địa điểm doanh nghiệp của bạn trên Google Map.
Đăng ký tên địa điểm
Chọn hạn mục kinh doanh hay danh mục địa điểm
Định vị vị trí doanh nghiệp trên google map
Thêm hình ảnh chụp địa điểm tối thiểu (mặt tiền, cổng doanh nghiệp, bảng hiệu, thời gian hoạt động, sản phẩm…
Google không giới hạn đăng ký địa điểm cho bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào, miễn là bạn cung cấp đầy đủ thông tin và thực hiện đúng theo quy trình. Mình làm sẵn video hướng dẫn đăng ký địa điểm kinh doanh mới trên Google Map, bạn có thể xem để không bỏ sót bước quan trọng nào nhé!
- Cập nhật đầy đủ thông tin doanh nghiệp
Chú ý quan trọng là cập nhật thông tin doanh nghiệp của bạn càng rõ ràng, đầy đủ và chi tiết thì Google sẽ duyệt địa điểm nhanh và khả năng tìm kiếm của người dùng cũng cao hơn. Những thông tin như giờ mở cửa, đóng cửa, địa chỉ, website, số điện thoại.
Viết một bài giới thiệu về doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ cụ thể, kèm theo các từ khóa liên quan.
Nhấn vào đường link xác minh địa điểm đó là doanh nghiệp của bạn.
Nếu bạn có kiến thức về SEO, bạn có thể áp dụng vào bước này để tận dụng sức mạnh của bộ máy tìm kiếm của Google, để doanh nghiệp của bạn luôn có cơ hội xuất hiện trên top tìm kiếm (có thể sau những doanh nghiệp có trả tiền quảng cáo Google).

- Đăng ảnh và video về doanh nghiệp của bạn
Chụp hình và đăng tải hình ảnh cùng Video giới thiệu về cửa hàng, địa điểm kinh doanh và sản phẩm của doanh nghiệp bạn.
Những hình ảnh đầu tiên nên là:
- Hình ảnh mặt tiền của doanh nghiệp, cửa hàng, địa điểm kinh doanh;
- Hình ảnh bảng hiệu rõ ràng tên doanh nghiệp, địa chỉ và thời gian hoạt động;
- Hình ảnh menu, danh sách dịch vụ, bảng giá, hình ảnh sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
- Hình ảnh khách hàng, và nội thất bên trong cửa hàng, sản phẩm trưng bày…

- Đánh giá doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ
Đây là bước quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến việc gợi ý của Google trong kết quả tìm kiếm của người dùng Google Map.
Bên cạnh những lời đánh giá tốt làm tăng thêm độ tin cậy cho khách hàng mới mua và sử dụng dịch vụ của bạn, thì điểm đánh giá (sao) cao sẽ được google đề xuất trong những tìm kiếm của người dùng.
Thang điểm đánh giá của Google là 5 sao, được hiểu với các mức độ đánh giá như sau: 1 sao: Quá tệ; 2 sao: Không tốt; 3 sao: Trung Bình; 4 Sao: Tốt; 5 sao: Tuyệt vời. Điểm đánh giá chung của doanh nghiệp sẽ là điểm trung bình của tất cả những đánh giá của khách hàng dành cho địa điểm của bạn.

- Những hành động của bạn ở đây là gì?
Bằng những chương trình, hoặc sự kiện nào đó của riêng bạn, hãy khuyến khích khách hàng của bạn viết đánh giá, và cho điểm doanh nghiệp bạn trên Google Map sau khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ.
Càng nhiều đánh giá, doanh nghiệp của bạn càng trở nên uy tín. Càng nhiều đánh giá tốt, điểm đánh giá địa điểm doanh nghiệp của bạn sẽ cao, và kết quả cuối cùng là sẽ nằm trong top gợi ý địa điểm của Google Map, thậm chí là tìm kiếm Google.

Bạn cũng đừng bỏ qua những đánh giá không tốt của khách hàng nhé!
Bản chất của Marketing là lắng nghe và thấu hiểu khách hàng. Cho nên, những nhận xét không tốt, những đánh giá ít sao chính là những điểm mà bạn nên lắng nghe để cải thiện dịch vụ và sản phẩm của mình tốt hơn. Cũng đừng quên liên hệ ngay để cám ơn những người đã chỉ cho bạn điều chưa tốt.
Mình kể lại câu chuyện trãi nghiệm của mình để các bạn tham khảo nha!
Trong chuyến đi du lịch Đà Nẵng vừa rồi, mình có một trãi nghiệm tệ với một nhà hàng nhỏ vì phát hiện ra trong rau vẫn còn trứng côn trùng màu đỏ. Mình đã đánh giá 3 sao cho địa điểm này. Sau đó, chị quản lý đã gọi điện và hỏi mình về trãi nghiệm không tốt đó. Chị hứa sẽ cẩn thận hơn và sẽ khắc phục liền để không ai có trãi nghiệm tệ như vậy nữa.
Kết thúc cuộc trò chuyện, mặc dù chị không đề cập đến, nhưng mình đã tìm lại địa điểm đã đánh giá đó và sửa lại thành 4 sao, vì sự nhiệt tình và chăm sóc khách hàng tốt của doanh nghiệp này. Nếu là bạn, chắc chắn bạn sẽ làm vậy, phải không?
Mình nghĩ, chỉ cần bạn biết lắng nghe khách hàng, luôn luôn làm tốt hơn, để khách hàng luôn nhắc về bạn thì đó chính là một chiến dịch marketing tuyệt vời rồi.

- Đăng ảnh và cập nhật thông tin thường xuyên
Thường xuyên đăng tải hình ảnh và cập nhật thông tin về sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp bạn trên Google Map.
Ở phần cập nhật thông tin doanh nghiệp của bạn, hãy luôn cập nhật những thông tin sau:
- Liên kết đặt chỗ
- Liên kết đặt trước
- Liên kết Menu
- Chia sẻ thông tin mới nhất
- Đọc số liệu thống kê trên Google Map

Đọc những số liệu thống kê về địa điểm của bạn để hoạch địch thông minh hơn trong chiến lược bán hàng.
Theo dõi lượng khách hàng đến địa diểm của bạn để có kế hoạch điều phối công việc, phân công nhân viên phục vụ tốt hơn trong những khoảng thời gian đông khách.
Việc nhỏ này sẽ góp giá trị to lớn trong việc phát triển bền vững cho doanh nghiệp của bạn.
Một số địa điểm hút khách du lịch thường được đánh giá thấp vì sự phục vụ không tốt, phục vụ chậm trễ hoặc thậm chí bị đánh giá là coi thường khách, do sự quá tải của lượng khách hàng so với khả năng phục vụ. Nếu chiến lược Marketing đã phát huy được hiệu quả của nó, thì bạn nên tập trung vào phát triển quy trình phục vụ, chất lượng sản phẩm, và chăm sóc khách hàng. Khách hàng sẽ làm tiếp công việc lan tỏa những giá trị tốt đẹp và bất ngờ mà bạn đem đến cho họ.

- Sử dụng “Doanh nghiệp của bạn trên Google”
Cập nhật những thông tin về doanh nghiệp của bạn trong phần “Doanh nghiệp của bạn trên Google”. Ở trong trang quản lý này, bên cạnh việc cập nhật thông tin doanh nghiệp, bạn còn có thể thiết lập tính năng đặt đồ ăn, tạo quảng cáo, tạo phiếu mua hàng.
Ngoài ra, bạn còn có thể xem được bao nhiêu lượt xem, đọc được nhiều thống kê khác như lượt xem ảnh, hành động của người dùng, cũng như mở thêm nhiều chức năng khác để quản lý doanh nghiệp và tiếp cận khách hàng qua Google.


Lời Kết:
Bài viết này, mình chia sẻ những hiểu biết và kinh nghiệm làm Marketing của bản thân mình. Mình cố gắng sử dụng từ ngữ và cách diễn đạt dễ hiểu nhất để bất kỳ ai, không phải chuyên nhành Marketing cũng có thể hiểu được.
Mong các Anh Chị có kinh nghiệm đóng góp thêm cho bài viết thêm giá trị và giúp được nhiều người nhé! Mình hi vọng rằng, những chia sẻ trong bài viết này đủ thực tiễn để có thể giúp cho bạn thực hành ngay và đạt hiệu quả tốt cho doanh nghiệp của bạn. Hi vọng là nhiều khách hàng sẽ biết đến doanh nghiệp của bạn hơn, và việc kinh doanh của bạn sẽ tốt hơn.
Thấy bài viết mang lại những kiến thức hay và ý nghĩa, các bạn nhớ nhấn Like yêu thích. Nếu bạn muốn thưởng thức cà phê ngon, thì nhớ đặt mua cà phê để ủng hộ và đồng hành cùng chúng mình trong hành trình chia sẻ kiến thức và cảm hứng cuộc sống nhé!
#Marketing #Google #GoogleMap #Doanhnghiep #Phattrien #Online #Onlinemarketing #Sales #Banhang #Dautu #De #Hieuqua #Timkiem #Sanpham #Khachhang #Hot #Trend