Coffee, Cà Phê hay Café: Nói Sao Cho Pro?

Bạn nghe người ta nói về cà phê hàng ngày, có khi là café, có khi là coffee. Có bản hiệu ghi “Tiệm Cà Phê”, có nơi ghi là Café, “Coffee Shop”, “Coffee Store”… Vậy nói sao cho đúng?

Hôm nay chúng mình sẽ tìm hiểu định nghĩa của mỗi từ nhé!

Coffee

Theo định nghĩa từ Wikipedia thì Coffee là “thức uống pha chế từ hạt cà phê rang, hạt của của một loại thực vật có hoa trong chi Coffea.  Từ quả cà phê, hạt được tách ra để tạo ra sản phẩm thô ổn định: cà phê nhân chưa rang. Sau đó, hạt được rang, một quá trình biến chúng thành một sản phẩm tiêu thụ: cà phê rang, được xay thành các hạt mịn thường được ngâm trong nước nóng trước khi được lọc ra, tạo ra một tách cà phê.”

Từ “Coffee” được sử dụng trong tiếng Anh từ năm 1582 bắt nguồn từ chữ “Koffie” của người Hà Lan, vay mượn từ chữ “Kahve” ( قهوه ) của Ottoman, Thổi Nhĩ Kỳ, lần lượt được vay mượn từ “Qahwah” ( قَهْوَة) trong tiếng Ả Rập. Từ này theo truyền thống, người Ả Rập dùng để chỉ một loại rượu, được các nhà từ điển học Ả Rập đưa ra bắt nguồn từ động từ Gahiya (قَهِيَ ), nghĩa là thiếu đói. Ám chỉ danh tiếng của loại đồ uống này như một chất ức chế sự thèm ăn.

Như vậy, đầu tiên, coffee dùng để chỉ cho loại thức uống. Và ngày nay, thức uống này được phát triển theo nhiều phiên bản khác nhau như: espresso coffee (thường gọi là Espresso), cà phê được chiết xuất qua máy pha cà phê espresso.

Handbrew coffee

Cà phê pha bằng phương pháp pha thủ công, sử dụng các dụng cụ pha như V60, syphon, French press.

Vietnamese coffee được biết là cà phê theo kiểu pha phin truyền thống của Việt Nam. Tạm thời mình nói như vậy để mọi người dễ hình dung. Còn việc pha cà phê bằng phin có phải do người Việt sáng chế ra hay không? Hay phương pháp pha cà phê nào mới là truyền thống của Việt Nam thì mình sẽ nói rõ hơn ở bài viết tiếp theo nha.

Nói thêm về cà phê Việt Nam mà chúng mình hay thấy trên các Menu đó là Black coffee – Cà phê đen và White coffee – cà phê sữa (người miền bắc gọi là nâu). Thêm vào đó, lại có thêm phiên bản khác như Hot Coffee and Iced Coffee là cà phê nóng và cà phê đá.

Cold brew coffee là cà phê pha lạnh, cà phê được pha theo phương pháp ủ lạnh.

Bạn có thể tìm hiểu thêm lịch sử của nó qua bài viết này: https://tominotes.com/2022/06/26/cau-chuye%cc%a3n-li%cc%a3ch-su%cc%89-ca-phe-pha-la%cc%a3nh-coldbrew-coffee/

Ngày nay, thức uống có cà phê được phát triển ra rất nhiều món được ưa chuộng như latte, capuchino, americano, và đặc biệt là các món cà phê đá xay, được xay từ đá, cà phê, mứt và syrup, cùng những hương liệu tạo mùi vị và hương vị đặc biệt và đầy sáng tạo, đẹp mắt và uống cũng khá ngon.

Các phương pháp pha chế trên chủ yếu sử dụng bột cà phê được xay từ hạt cà phê sau khi rang.

Nói về tất cả công đoạn chế biến, sản xuất, rang, lựa chọn và pha chế để có một tách cà phê ngon mà chúng ta uống mỗi ngày, đó là một bầu trời kiến thức rộng lớn và đầy thú vị. Mỗi công đoạn, đều phải thật sự cẩn thận và chính xác thì vì nó đều ảnh hưởng đến chất lượng, hương vị của mỗi ly cà phê.

Nếu bạn yêu thích và tò mò về những kiến thức này. Hãy kết nối cùng mình qua những hành trình trãi nghiệm cá nhân mình nhé!

Coffee Bean

Rõ ràng, nó là hạt cà phê. Thay vì chúng ta thưởng thức cà phê cà phê tại quán, thì chúng ta có thể mua hạt cà phê về nhà để tự xay và thưởng thức. Hạt cà phê sau quá trình chế biến, bóc, tách hết các lớp võ bên ngoài thì nó được gọi là (unroasted) green coffee bean – nghĩa là hạt cà phê chưa rang (hay còn gọi là cà phê nhân). Sau quá trình rang thì nó sẽ là roasted coffee (cà phê đã rang)

Coffee Shop hay Coffee Store, tiếng Việt là quán cà phê hay cửa hàng cà phê.

Như tên gọi của nó, từ coffee shop hay coffee store được sử dụng để chỉ những nơi phục vụ cà phê hoặc bán những sản phẩm cà phê.

“Cà Phê”

Từ “cà phê” bắt nguồn từ chữ “café” trong tiếng Pháp là một loại thức uống được pha từ hạt cà phê rang, lấy từ quả của cây cà phê.

Còn từ Café trong tiếng Anh mà mình được học có nghĩa là một nhà hàng nhỏ phục vụ thức ăn nhẹ và các món thức uống, người Bắc Mỹ cũng gọi bar hoặc nightclub và Café.

Do cách đọc tương tự nhau cho nên đôi lúc nhiều người sử dụng chữ “cafe” để thay cho từ cà phê. Người đọc cũng có thể hiểu, nhưng theo mình, sử dụng đúng thì sẽ dễ đọc và chuyên nghiệp hơn.

Ngày nay, Cà Phê không còn mang nghĩa của một loại thức uống nữa, mà nó đã phát triển thành một lối sống, một nét văn hóa, lụm vào cả ngôn ngữ tiếng Việt hiện đại. Người ta chào nhau bằng lời mời “Cà phê!” khi đang ngồi cà phê lề đường và thấy người quen quen đi ngang qua. Rồi anh em, bạn bè, đồng nghiệp tình cờ gặp lại nhau trên phố, sau vài ba câu hỏi thăm, người ta sẽ nói “Khi nào rãnh cà phê!” thay cho lời chào tạm biệt.

Chuyện về cà phê thì còn dài lắm. Hi vọng là những chia sẻ ngắn gọn này, có thể đem đến một số điều thú vị để các bạn hiểu rõ hơn, và sử dụng đúng hơn những thuật ngữ về cà phê.

Như mình đã nói những kiến thức về cà phê thì nhiều vô tận, và cuốn từ điển những thuật ngữ về cà phê thì không ngừng mở rộng. Bạn có những điều gì hay về cà phê, comment để chia sẻ cùng mọi người nhé!

Thấy bài viết mang lại những kiến thức hay và ý nghĩa, các bạn nhớ nhấn Like yêu thích. Nếu bạn muốn thưởng thức cà phê ngon, thì nhớ đặt mua cà phê để ủng hộ và đồng hành cùng chúng mình trong hành trình chia sẻ kiến thức và cảm hứng cuộc sống nhé!

Link mua sản phẩm cà phê tại Lazada https://www.lazada.vn/shop/dalat-coffee

Link đặt mua sản phẩm cà phê tại Shopee https://shopee.vn/tomdalat

#Cafe, #Caphe, #Coffee, #Trend, #GenZ, #Ngon, Grabfood, #Caphesaigon, #Dulich, #CapheDalat #Vietnam #Roastedcoffee #Dalat #Travel #Lifestyle, #Love, #Chill #Tomnotes, #Shopee, #Lazada, #Sales

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s