Chùa Cầu Vẻ Đẹp Văn Hóa và Truyền Thuyết Nhật Bản

Bạn có để ý không, hình ảnh được in trên tờ 20.000 VND là chiếc cầu mang tên Chùa Cầu ở Hội An. Xin chia sẻ với mọi người những ghi chép mình tìm hiểu được về địa điểm đặc biệt này nhé!

Chùa Cầu bắt ngang một con rạch nhỏ, nối giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và Đường Trần Phú.

Cầu được xây dựng vào thế kỷ thứ 17, bởi một nhóm thương nhân người Nhật Bản. Không rõ chính xác năm bao nhiêu, theo nhiều nghiên cứu thì chỉ biết cầu được xây dựng trước năm 1617 với tên gọi là Nhật Bản Kiều.

Các sử quan triều Nguyễn dưới thời Tự Đức (1847 – 1883) viết trong Đại Nam nhất thống chí rằng “Cầu ở xã Cẩm Phô về phía tây phố Hội An, huyện Diên Phước, nước khe chảy về phía Nam đổ vào sông Cái, cầu bắc ở trên.”

Cây cầu này có ý nghĩa như là một thanh kiếm chắn ngang lưng con quái vật biển.

Ở cảng thị Hội An ngày xưa, có một truyền thuyết chung cho cả cộng đồng người Việt, người Hoa và người Nhật về một quái thú chuyên gây ra những hiểm họa động đất, lũ lụt. Đó là một loài thủy quái mà người Việt gọi là Con Cù, người Hoa gọi là Câu Long, người Nhật gọi là Mamazu. Đầu quái vật ở Nhật Bản, đuôi thì ở Ấn Độ và lưng của nó vắt ngang khe nước ở Hội An, nơi cầu Nhật Bản bắc qua. Mỗi khi con quái vật này quẫy mình thì Nhật Bản sẽ có động đất, cuộc sống ở Hội An sẽ bị xáo trộn. Từ ngày xây nên cây cầu để trấn áp con quái vật, thì cuộc sống người Nhật, người Hoa và Người Việt ở đây được bình yên và hưng thịnh.

Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu khi đến thăm Hội An đã đặt tên cho cây cầu là Lai Viễn Kiều, nghĩa là “Cây cầu đón khách phương xa”. Cái tên này mang một ý nghĩa rằng, người Việt luôn hiếu khách và chào đón tất cả bạn bè quốc tế, bằng sự đón tiếp ân cần, cởi mở và nồng nhiệt.

Đến năm 1653, Trung Lương Hầu Khổng Thiên Như cùng với những người Hoa ở làng Minh Hương đã xây dựng ngôi chùa nhỏ nằm sát cầu Nhật Bản ở phía Tây để thờ Bắc Đế Chân Võ Tổ Sư (hay Huyền Thiên Đại Đế) cùng Trừng Hán Cung thờ Quan Công và Minh Hương Phật tự thờ Phật Quan Âm. Từ đó, người địa phương gọi đây là Chùa Cầu.

Để mọi người hiểu thêm về làng Minh Hương, xin trích lại một đoạn sơ lược lịch sử Minh Hương” ở Hội An của Quảng Nam Minh Hương Tam Bảo Vụ: “Năm 1644 ở Trung Hoa xảy ra cuộc chiến tranh nhà Thanh bắt đầu lật đổ nhà Minh và những người Hoa trung thành với chế độ cũ đã di tản đến Đàng Trong Đại Việt, tự nguyện gia nhập quốc tịch Việt Nam và xin chúa Nguyễn Phúc Lan (1635 – 1648) thành lập làng Minh Hương tại cảng thị Hội An vào năm 1644 cho đến năm 1653 mới ổn định.”

Vào năm 1633, Mạc Phủ Nhật Bản đã ban bố lệnh đóng cửa, không quan hệ giao thương với nước ngoài. Nhật kiều đang sống và buôn bán ở nước ngoài phải hồi hương. Chuyến tàu Nhật Bản cuối cùng đã rời bến cảng Hội An vào năm 1637, phố Nhật Bản bắt đầu rơi vào cảnh suy tàn và cầu Nhật Bản được người Việt ở Hội An quản lý. Sau khi làng Minh Hương ra đời và cầu Nhật Bản nằm trên địa phận làng này, nên chúa Nguyễn đã giao cho người Minh Hương nhiệm vụ quản lý và sửa chữa cầu.

Sau những lần sửa chữa và trùng tu, thì kiến trúc và trang trí cũng có thay đổi đôi chút. Song, vẫn giữ được chút ít nét nguyên bản tổng thể ban đầu. Cầu có chiều dài tổng thể là 18 mét. Thiết kế bằng gỗ, nến móng và trụ xây bằng đá.

Ban đầu, Nhật Bản Kiều được xây với kết cấu kiến trúc và trang trí nội thất mang đậm dấu ấn của văn hóa Phù Tang. Mái ngói mềm mại với độ dốc thấp, những cột vuông vức, nền cầu lát ván hình vòng cung, hoa văn trang trí hình mặt trời, hình quạt. Một số chi tiết đã không còn tìm thấy nữa.

Ngay ở hai đầu cầu, có thờ tượng Thần Khỉ và Thần Chó. Đây là hai linh vật được thờ phụng trong tín ngưỡng vật tổ của người Nhật.

Ngày nay, nhờ sự nổ lực nghiên cứu và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Những  câu đối chữ Hán ở phía cửa đông và cửa tây của cầu đã được phục dựng:

“Thiên cẩu song tinh an cấn thổ
Tử vi lưỡng tỉnh định khôn thân.”

“Ngoạn nguyệt khách du châu vĩ điện
Khán hoa nhân đáo mã đề lôi

Tạm dịch là:

“Hai sao thiên cẩu ở yên nơi đất cấn
Hai tướng tử vi định được chốn quẻ khôn”

“Khách ngắm trăng thuyền nhanh như chớp
Người xem hoa vó ngựa sấm vang”

Cầu Chùa, với cái tên gọi bình dị, dân dã, nhưng mang ý nghĩa về lịch sử và giá trị văn hóa giao thoa giữa cộng đồng người Việt, người Hoa và Nhật Bản.

Nhiều du khách đến đây để tận mắt ngắm nhìn hình ảnh biểu tượng của Hội An, để được đón nhận những điều may mắn hưng thịnh sẽ đến trong tương lai. Hi vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn thêm những điều thú vị nho nhỏ, góp vào những trãi nghiệm đẹp nhất khi bạn đến đây.

#HoiAn #Vietnam #ChuaCau #Beauty #Heritage

Thấy bài viết mang lại những kiến thức hay và ý nghĩa, các bạn nhớ nhấn Like yêu thích. Nếu bạn muốn thưởng thức cà phê ngon, thì nhớ đặt mua cà phê để ủng hộ và đồng hành cùng chúng mình trong hành trình chia sẻ kiến thức và cảm hứng cuộc sống nhé!

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s