Kỹ Năng Đọc Sách: Đọc Nhanh, Hiểu Sâu, Nhớ Lâu Trọn Đời

Không cần phải nói thêm về giá trị to lớn của việc đọc sách và thói quen đọc sách trong cuộc sống của chúng ta. Bài viết này dành cho những người thích đọc sách muốn cải thiện tốc độ và khả năng đọc của mình. Mong là sau khi đọc xong, bạn có thể hình thành thói quen đọc sách, đọc nhanh, đọc nhiều nhưng không cảm thấy mệt dù thu thập nhiều thông tin.

Nội dung bài viết này là những điều mình học được từ cuốn sách nhỏ “Đọc Nhanh, Hiểu Sâu, Nhớ Lâu Trọn Đời” của tác giả Atsishi Innami.

Đầu tiên, chúng ta sẽ xem xét nguyên nhân làm cho việc đọc sách của chúng ta chậm lại: do chúng ta đọc kỹ.

Hãy nhớ một điều rằng, dù đọc kỹ đến đâu, thì quên vẫn cứ quên. “Có một sự thật là: dù có đọc kỹ đến đâu thì những điều bạn quên vẫn nhiều hơn những điều bạn nhớ!”

Tốc độ đọc và mức độ hiểu, ghi nhớ không hề tỉ lệ thuận với nhau. Bạn càng tăng tốc độ đọc, thì khả năng hiểu của bạn sẽ giảm xuống. Chính vì vậy, chúng ta cần phải cân đối bằng cách tăng tốc độ đọc của mình nhiều nhất nhưng vẫn đảm bảo khả năng tiếp thu của mình.

“Việc những điều không lọt vào đầu nhiều hơn cũng có nghĩa là những điều còn đọng lại chính là những điều quan trọng đối với bạn.” Đây chính là giá trị bạn thu được sau khi đọc xong một cuốn sách.

Chướng ngại vật không phải là tốc độ đọc chậm mà chính là “ám ảnh đọc kỹ”. Đây chính là tư duy đọc sách cơ bản.

Giá trị của việc đọc sách không phải là chụp lại 100% những gì sách viết mà chính là việc gặp được 1% giá trị xứng đáng.

Người đọc sách chậm là người chưa vứt bỏ được sự nghiêm túc đối với sách. Đọc để tích trữ thông tin như cách của nhiều người thích tích trữ sách nhưng không đọc. Vì vậy, từ bỏ việc tích trữ là tiến thêm một bước đến với cuộc sống đọc nhiều sách.

3 bước để tạo thói quen đọc sách:

  • Bước 1: Đọc sách vào một giờ cố định trong ngày.

Trước tiên, chúng ta hãy xây dựng khung giờ đọc sách. Không chỉ có đọc sách, mà làm bất kỳ việc gì. Muốn biến hoạt động ấy trở thành thói quen thì đầu tiên, phải thiết lập một khung giờ cố định. Hãy dành 10’ mỗi buổi sáng để tập trung đọc sách.

  • Bước 2: Ưu tiên chọn những sách có thể đọc nhanh.

Chọn nội dung, dù có đọc nhanh cũng không ảnh hưởng gì. Những cuốn sách có thể đọc nhanh là những cuốn sách khi nhìn vào có thể nhanh chóng nhận định được giá trị của nó nằm ở đâu.

Áp dụng nguyên tắc 9:1 là chìa khóa cho cuộc sống đọc nhiều sách.

Việc đọc nhiều cuốn cùng thời điểm cũng tạo ra một hiệu quả nhất định. Hãy chọn đọc đồng thời 90% sách có thể đọc nhanh và 10% sách không cần đọc nhanh.

  • Bước 3: Luôn đọc cuốn “khác với ngày hôm qua”.

Bạn bao giờ để mãi một cuốn sách đọc dỡ dang trong túi xách đi làm? Nguyên tắc để tận hưởng niềm vui đọc sách là không đọc một cuốn sách quá 10 ngày. Lý do là cho dù cuốn sách có nội dung thú vị đi chăng nữa, nhưng nếu đọc từ tốn quá lâu, thì sẽ nảy sinh ra cảm giác chán. Lý tưởng nhất là một ngày đọc xong một cuốn. Tác giả chia sẻ bí mật là “Đọc nhanh một cuốn trong một giờ sẽ nhớ được nhiều nội dung trong sách hơn.”

Phương pháp đọc sách hô hấp

  • Bước 1: Chọn ra một dòng thể hiện sức cuốn hút của cuốn sách gọi là “dòng mẫu”.

Đừng cố nhớ những điều bạn quan tâm mà hãy viết ra. Việc để cho nội dung mình vừa đọc chảy qua đầu và viết phần nội dung ấy ra ngoài đều vô cùng quan trọng. Việc này, giúp thông tin không chỉ được tiếp nhận về mặt thị giác mà còn một lần nữa được tiếp nhận thông qua việc ghi chép.

  • Bước 2: Chọn ra một dòng gọi là dòng tinh hoa. Vị thần sách chỉ ngụ trong một câu duy nhất. Vừa đọc vừa ghi lại trích dẫn, đọc lại tất cả trích dẫn để chọn ra một câu ưng ý nhất, đó là phần giá trị nhất, tác giả gọi là “một dòng tinh hoa”.

Đọc sách giống như tìm ngọc hơn là nghiên cứu.

  • Bước 3: Đọc lại những mục đã ghi chép và chọn ra một dòng tóm tắt. Lưu giữ lý do của một dòng khiến mình cảm động. Chỉ một dòng cảm tưởng để có thể tái hiện ký ức về một quyển sách.
  • Bước 4: Tự đánh giá bản thân thông qua việc đọc sách. Hãy dành thời gian để nhìn lại những cuốn sách mình đã đọc và chọn ra một cuốn tốt nhất và viết bình luận về trãi nghiệm đọc sách gần nhất.

Hãy viết ở phần bình luận để chia sẻ với Tom’s Notes và mọi người về cuốn sách hay nhất mà bạn đã từng học hoặc đang đọc.

4 bước để đọc sách nhanh.

  • Bước 1: Đọc từ đầu quyết định 90% tốc độ đọc. Tốc độ đọc được quyết định ngay từ đầu. Nếu sử dụng tốt phần Lời nói đầu và mục lục, bạn sẽ có trãi nghiệm đọc sách không hề lãng phí chút nào. Lời nói đầu chính là phần dẫn nhập thể hiện mục đích và tóm tắt sơ lược nội dung toàn bộ cuốn sách. Và Mục lục chính là tấm bản đồ chỉ đường đến những trãi nghiệm mới của từng mục, từng chương.
  • Bước 2: Tại sao chỉ cần năm dòng đã hiểu? Nắm được cấu trúc của tiêu đề sẽ quyết định được “đơn vị nhảy cóc”. Nếu phân vân không biết có nên đọc nhảy cóc hay không, hãy đọc 5 dòng đầu tiên và 5 dòng cuối cùng.
  • Bước 3: Phương pháp đơn giản để tìm ra “Đoạn nào nên đọc kỹ”. Việc nắm rõ mục đích đọc sẽ giúp bạn đọc lướt hiệu quả. Chính việc bạn không biết rõ mình muốn thu được gì từ một cuốn sách đã khiến bạn không thể dễ dàng mở sách ra đọc. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn khi bạn đọc sách kinh doanh. Chỉ cần tập trung vào thông tin muốn thu thập.
  • Bước 4: Liên tục sang số để tăng tốc. Nắm được nhịp điệu đọc sách thoải mái nhất. Đừng giữ một nhịp đọc đơn điệu mà hãy tăng tốc hơn với một vài nhịp điệu khác nhau.

Triết lý đọc sách

Đọc sách là một trong những việc làm yêu thích, là nguồn cảm hứng vô tận mà Tom được tìm thấy. Do cuộc sống và công việc cũng khá bận rộn nên mặc dù rất thích đọc sách văn học, tiểu thuyết ngôn tình các kiểu như mọi người, nhưng Tom chỉ được thưởng thức những loại sách này những dịp về thăm nhà, hoặc đi du lịch mà thôi. Thường thì mình chọn đọc những cuốn sách về lĩnh vực mà mình cần thêm kiến thức, hoặc là liên quan đến những vấn đề mà mình cần giải quyết. Lúc đó, sách chính là người thầy, người cố vấn tốt nhất.

Không biết mọi người như thế nào, riêng Tom, khi đọc sách, trí não của mình như được thăng hoa, những ý tưởng trong đầu mình cứ thế mà tuôn ra, giao thoa với từng câu chữ, từng ý tứ của tác giả viết ra. Lúc đó, như được giao tiếp với người viết, chạm vào sự đồng cảm giữa trãi nghiệm bản thân và chân trời tri thức mới.

Đôi lúc, có những điều đọc nhưng không hiểu được, hoặc không đồng tình, hoặc có ý kiến bổ xung, mình thường tìm email của tác giả, hỏi và trao đổi thêm để hiểu sâu sắc hơn.

Mình không nên dừng lại ở việc đọc cho xong một cuốn sách, mà qua mỗi cuốn sách, mình đã chiêm nghiệm thêm được những gì. Tom thường nhắc câu này với các bạn sinh viên của mình “Có thêm một người bạn, ta như được sống thêm một cuộc sống khác, học một ngôn ngữ mới ta có thêm một cánh cửa để bước ra một thế giới mới, và đọc thêm một cuốn sách, tự ta sẽ thêm một trãi nghiệm mới, mà có khi, tác giả phải sống hết cả cuộc đời mới viết ra được cuốn sách đó” Cũng có nhiều bạn trẻ thích đọc sách hướng dẫn làm giàu nhưng vẫn sống trong túng thiếu. Nên đừng dừng lại ở việc đọc sách, đừng vui mừng tự mãn cho rằng mình có nhiều tri thức. Điều quan trọng là biết bỏ sách xuống và bắt tay vào hành động, biến ý tưởng, biến ước mơ của bạn thành hiện thực. Chúc bạn sớm thành công!

Xem thêm những video để hiểu rõ hơn về trãi nghiệm đọc sách của mình nhé!

Thấy bài viết mang lại những kiến thức hay và ý nghĩa, các bạn nhớ nhấn Like yêu thích. Nếu bạn muốn thưởng thức cà phê ngon, thì nhớ đặt mua cà phê để ủng hộ và đồng hành cùng chúng mình trong hành trình chia sẻ kiến thức và cảm hứng cuộc sống nhé!

#Book #Booklovers #Yeusach #Docsach #Readingskill #Readbook #Skill #Success #Thanhcong

One Comment Add yours

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s