Làm Sao Học Giỏi? Có người biết, có người không!

Chúng tôi đã trãi qua thời sinh viên của mình khá chật vật, thiếu thốn. Về cả vật chất lẫn phương pháp học tập. Đây là phương pháp học tập dành sinh viên Đại Học mà chúng tôi đã rút ra từ những trãi nghiệm của mình để việc học tập trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Phương pháp học tập đại học thành công là tổ hợp của nhiều phương pháp lắng nghe, tiếp thu, ghi chép, phân tích, giải thích, thực hành… Hãy đọc thật kỹ những hướng dẫn của những kỹ năng bên dưới, và thực hành từng bước trong việc học của bạn, để học nhanh hơn, hiểu sâu hơn và đạt kết quả như mong đợi.

  • Hướng dẫn cách nghe giảng chủ động (Active listening in lecture)

Nghe giảng chủ động cũng giống như việc lắng nghe chủ động trong giao tiếp mà Tom’s Notes đã trình bày rất chi tiết trong bài viết trước. Các bạn nhớ tìm đọc để hiểu sâu sắc hơn.

Nghe giảng chủ động là theo dõi bài giảng của giảng viên một cách chăm chú, tập trung và thấu đáo bằng sự kết hợp giữa lắng nghe, nhìn slide, hình ảnh trực quan, quan sát biểu hiện cảm xúc của giáo viên hướng dẫn và ghi chép.

Để đảm bảo sự tập trung cao độ, đầu tiên, phải rời bỏ sự làm phiền bởi những thông báo của những thiết bị di động, sự xao lãng tạo ra bởi những người xung quanh, hay những nguồn tạo ra âm thanh ồn ào ảnh hưởng đến việc nghe của bạn.

Thời gian chúng ta có thể tập trung tốt nhất là từ 45 phút đến 90 phút. Nên hãy dành thời gian nghĩ giữa giờ để thư giãn đầu óc của bạn, thưởng thức món thức uống yêu thích, nghe những bài hát yêu thích, để duy trì sự tập trung cho một buổi học dài.

Quá trình nghe giảng hiệu quả được quyết định bởi những kỹ năng khác như cách đọc tài liệu, kỹ năng ghi chú mà bạn sẽ tìm hiểu tiếp theo đây.

  • Đọc tài liệu và giáo trình trước khi nghe giảng

Đây là bước cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến thành tích học tập học Đại Học. Nhắc lại: Đọc trước khi bạn lên lớp!

Việc đọc trước sẽ giúp cho quá trình nghe giảng chủ động và hiệu quả hơn. Việc đọc trước bài học và hệ thống nội dung bài học sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được ngay khi giảng viên thuyết trình về bài học và giúp cho việc ghi chép nội dung bài giảng được hiệu quả và giá trị hơn.

Có nhiều lý do để nhiều sinh viên chọn việc đọc lại giáo trình hay bài học sau khi nghe giảng, tuy nhiên, đọc trước khi nghe giảng mới là phương pháp đúng.

Trước khi bắt đầu buổi học, hãy đọc giáo trình và tài liệu. Sau đó, tóm tắt và hệ thống lại nội dung bằng những từ khóa ngắn gọn hoặc theo cách hiểu và diễn đạt bằng ngôn ngữ của bạn.

Bản nháp sườn bài nội dung này, chính là cơ sở để bạn làm đầy kiến thức của mình với những chi tiết, thông tin được cung cấp bởi giảng viên suốt thời gian bạn nghe giảng.

Trong quá trình đọc tài liệu, hãy tô màu (highlight) hay viết vào sổ tay những từ khóa, những khái niệm mới mà bạn sẽ tra cứu thêm, để tập trung hơn khi nghe giảng viên đề cập đến trong bài giảng.

Viết ra những khái niệm khó hiểu, những câu hỏi, những thắc mắc hay nghi ngờ về những điều bạn đọc được. Bài giảng của giảng viên sẽ từng bước trả lời những nghi vấn đó của bạn. Và những điều chưa được đề cập thấu đáo hay rõ ràng, hãy đặt câu hỏi trực tiếp cho giảng viên sau buổi học, hoặc trao đổi qua email hay phần thảo luận nhóm.

Viết ra những so sánh, những bất đồng hay sự khác biệt giữa lý thuyết và kinh nghiệm thực tế mà bạn tìm thấy trong suốt quá trình đọc và nghiên cứu trước. Đây là những nội dung cung cấp ý nghĩa làm cho những thảo luận về bài giảng thêm thú vị và thực tế. Việc này, cũng giúp cho bạn thêm một kỹ năng diễn đạt vấn đề hay ý tưởng của mình trong cuộc tranh luận.

Thực hành việc đọc tài liệu nhanh và hiệu quả khi đang là sinh viên Đại Học, bạn sẽ có kỹ năng đọc tài liệu mà bạn sẽ sử dụng thường xuyên cho bất kỳ công việc nào trong tương lai.

  • Kỹ năng ghi chép

Kỹ năng ghi chép là kỹ năng quan trọng trong việc học từ cấp phổ thông đến đại học, và thậm chí cho công việc và sự nghiệp kinh doanh sau này của bạn. Cho nên, việc thực hành và hoàn thiện kỹ năng ghi chép (take note) chính là từng bước chuẩn bị cho tương lai thành công của mình.

Bạn có thể ghi chép lại bằng từ ngữ, biểu tượng hoặc hình vẽ minh họa. Bất cứ cách nào có thể giúp bạn ghi lại và nhấn mạnh nội dung bài giảng mà bạn nghe và quan sát được.

Slide thuyết trình và ghi chú của giảng viên trên bảng là những nội dung chính, được nhấn mạnh trong hệ thống nội dung bài giảng. Nhiều người đã mắc sai lầm khi chỉ tập trung chép lại những từ ngữ hay vẽ lại những biểu đồ, hình ảnh minh họa được trình chiếu như hoạt động chính của việc nghe giảng. Nhớ rằng, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu giảng viên gởi bản trình chiếu sau khi kết thúc buổi học. Nếu thực hành việc đọc trước tài liệu, bạn sẽ nhận ra rằng, bản trình chiếu chính là sườn bài nội dung mà bạn đã tóm tắt, cộng với phần nội dung, chi tiết, chuyên sâu mà giảng viên muốn tập trung, nhấn mạnh để trình bày.

Việc ghi chép bài giảng chủ yếu là ghi chép tóm tắt lại nội dung được trình bày qua lời nói của giảng viên.

Hãy chú ý vào những từ ngữ được nhấn giọng, lặp lại, hoặc kéo dài như là những từ khóa chính, những khái niệm, hay yếu tố chủ yếu mà bạn cần ghi nhớ. Bạn cần thật sự chăm chú và quan sát cảm xúc của giảng viên để nắm bắt được những ý thật sự quan trọng mà họ muốn nhấn mạnh trong suốt bài giảng.

Bạn có thể viết ghi chú bằng ngôn ngữ của chính mình hoặc trích dẫn lại lời nói của giảng viên.

Bạn cũng nên viết lại những câu hỏi, những điều bạn thắc mắc hoặc muốn hiểu sâu hơn để trao đổi với giảng viên sau bài giảng.

Bạn có thể kết hợp giữa đọc sách hay giáo trình trong khi nghe giảng, tuy nhiên, theo mình thì nên hạn chế việc làm nhiều việc cùng một lúc vì sẽ ảnh hưởng đến thói quen và khả năng tập trung của bạn.

Cách trình bày sổ ghi chép

Bạn có thể trình bày tập ghi chép bạn với 3 phần cơ bản sau:

(1) Cột bên trái (với chiều rộng là 1/3 trang giấy) là phần dành cho những nội dung chính của bài học và ghi chú những từ khóa, khái niệm mới cần tìm hiểu nghiên cứu sâu hơn.

(2) Cột bên phải (chiếm 2/3 trang giấy) sẽ dành để ghi chép nội dung bài giảng theo sơ đồ tư duy và phần ghi chú, giải thích cho mỗi mục.

(3) Phía cuối cùng mỗi bài học là phần tóm tắt để bạn hệ thống lại những ý chính của bài học, và kế hoạch thực hành bài học đó của bạn. Bạn có thể ghi lại lời dặn dò của giáo viên, và nhớ bôi đậm highlight nội dung chính cần ghi nhớ.

Với những bài giảng có ngôn ngữ trình bày hay nội dung phức tạp, độ khó cao, bạn cũng có thể ghi âm bài giảng để nghe lại khi cần. Ngay sau lớp học, hãy dành thời gian nghe lại và hoàn thiện ghi chú của bạn.

Tôi cũng thực hành việc này trong việc kinh doanh của mình, trước khi bắt đầu những cuộc trao đổi quan trọng, tôi thường đề nghị được ghi âm lại cuộc trò chuyện, để không bỏ sót bất kỳ yêu cầu và mong muốn nào của khách hàng. Và tất nhiên, tôi vẫn ghi chép vào sổ tay và đặt câu hỏi chi tiết hơn để khách hàng giải thích trong suốt buổi trò chuyện. Trước khi kết thúc bất kỳ cuộc thảo luận nào. Tôi cũng chủ động nhắc lại những nội dung và những điều chúng tôi đã đồng ý, và những kế hoạch chúng tôi sẽ làm. Tôi kể ra, để bạn hiểu rằng, hãy luyện tập những kỹ năng này ngay khi bạn đang là sinh viên, vì nó sẽ giúp bạn kiếm tiền chuyên nghiệp và dễ dàng hơn khi bạn ra trường.

  • Làm bài tập về nhà (homeworks) và bài tập đánh giá (assessment)

Đây là một hoạt động quan trọng để giúp bạn đạt thành tích cao và tiếp thu hiệu quả trong quá trình học của mình. Những hoạt động này sẽ giúp bạn củng cố những kỹ năng như làm việc nhóm, quản lý nhóm, quản lý dự án, và kỹ năng trình bày, kỹ năng giao tiếp để hoàn thành công việc.

Đầu tiên, hãy chủ động, tích cực và nhiệt tình thực hiện những bài tập thực hành và bài đánh giá được giao. Lên kế hoạch, phân công, theo dõi và thực hiện nó như thực hiện bất kỳ dự án nào trong cuộc sống và công việc của bạn.

Hiểu rõ nội dung, yêu cầu, mục đích, mục tiêu và phương pháp của bài tập mà bạn sẽ thực hiện. Trao đổi với giáo viên hướng dẫn, bạn học, và anh chị khóa trước để hiểu về dự án mà bạn sẽ thực hiện. Việc này sẽ giúp bạn làm nhanh và đạt kết quả cao hơn.

Theo dõi việc tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành và đánh giá của giáo viên hướng dẫn để điều chỉnh phương pháp học tập của bạn.

  • Thực hành bài học, kỹ năng chuyên môn

Song song với việc tự nghiên cứu chuyên sâu về những bài học được học, thì việc chủ động tìm kiếm cơ hội và môi trường để thực hành những bài học của mình chính là tư duy của những người dẫn đầu, khác biệt và thành công trong tương lai.

Hãy tìm kiếm bất kỳ ý tưởng hay cơ hội giúp bạn trãi nghiệm, thực hành và kiểm tra những lý thuyết mình đã học được vào thực tế cuộc sống, vào những hệ thống vận hành kinh tế. Nếu bạn cần một công việc làm thêm, cố gắng tìm kiếm công việc để bạn có thể thực hành những bài học của mình.

Nhớ rằng: Bài học rút ra được từ những việc thử, thực hành, trãi nghiệm này mới chính là bài học mà bạn học được. Bạn sẽ sớm nhận ra rằng không phải lý thuyết nào cũng đúng với thực tế, không phải bài học hay nào cũng áp dụng thành công. Cho nên, việc học đại học là mang những lý thuyết bạn học được để thử và áp dụng vào cuộc sống. Làm được điều này, bạn sẽ không bị sốc khi nhận ra cuộc sống kinh doanh không giống như những gì bạn được dạy trong nhà trường.

Lời Kết:

Chúng tôi đã không học được bài học cơ bản này từ bất kỳ người thầy cô nào của mình mặc dù họ đã dạy cho chúng ta biết bao điều cao siêu và to lớn. Nên, hầu hết chúng tôi đã phải trãi qua quãng thời gian gian truân, lận đận sau khi rời ghế nhà trường. Bây giờ thì bạn đã biết bài học này, hãy dùng nó ngay để thu nhận được nhiều kiến thức nhất, đạt kết quả học tập tốt nhất, chuẩn bị hành trang chinh phục những con đường sự nghiệp thênh thang rộng mở!

Trãi nghiệm đi!

One Comment Add yours

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s