Học Cách Lắng Nghe

Có những bí mật về những kỹ năng nhỏ, nhưng nếu bạn luyện tập và thực hành nó như một thói quen và phong cách giao tiếp. Bạn có thể chinh phục được tất cả mọi người xung quanh bạn.

Một trong những kỹ năng đó chính là nghệ thuật lắng nghe trong giao tiếp.

Lắng nghe chủ động là nghe một cách tập trung, chăm chú và thấu đáo những gì người nói đang trình bày mà không có bất cứ sự sao lãng hay gián đoạn nào xảy ra. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong nghệ thuật giao tiếp thành công để kết nối và tạo dựng mối quan hệ tốt hơn với những người bạn giao tiếp.

Việc lắng nghe chủ động thể hiện qua những hoạt động giao tiếp như sau:

  • Giao tiếp phi ngôn ngữ

Bằng những hành động của bạn như rời khỏi các thiết bị điện thoại di động, laptop của bạn, chỉ để lắng nghe; giữ việc giao tiếp bằng ánh mắt, nhìn vào mắt người nói một cách chăm chú.

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là nơi thể hiện cảm xúc từ trái tim bạn. Việc giao tiếp bằng ánh mắt chính là nghệ thuật đỉnh cao của giao tiếp. Ánh mắt với cái nhìn sâu vào đôi mắt người đối diện thể hiện sự quan tâm, đồng cảm của bạn dành cho người đối diện. Bạn ngắt kết nối bằng ánh mắt để thể hiện thái độ bất bình với sự việc xảy ra trong câu chuyện, đôi lúc cũng để thể hiện sự đồng cảm mạnh mẽ. Bạn thu ánh mắt của mình lại và nhìn xuống để thể hiện sự thấu hiểu và thú nhận về bản thân. Bạn mở tròn mắt và ngước nhìn lên thể hiện sự ngưỡng mộ hay yêu quý của mình.

  • Giao tiếp bằng ngôn ngữ

Để thể hiện sự quan tâm của bạn đến chủ đề của người nói, hãy đặt những câu hỏi thông minh để thể hiện sự quan tâm của bạn khi bạn muốn hiểu rõ hơn, sâu hơn về một khía cạnh nào đó. Ngay sau khi đặt câu hỏi, hãy dành thời gian để cho người giao tiếp với bạn trả lời được trọn vẹn.

Có hai kiểu câu hỏi mà chúng ta có thể sử dụng để thể hiện sự thích thú khi lắng nghe. Thứ nhất là hỏi về chi tiết hơn từ những điều người nói đang đề cập đến. Thứ hai là những điều liên quan hay những sự việc kế tiếp. Sẽ thật sự thô lỗ nếu bạn đề cập đến một chủ đề hoàn toàn khác biệt và không liên quan đến những điều người nói vừa mới trình bày mà không có bất kỳ sự dẫn dắt hay giải thích nào.

Bạn có thể thể hiện sự hứng thú và đồng điệu, hưởng ứng vào câu chuyện bằng những câu cảm thán hoặc một vài từ ngắn như “Vậy hả?”, “Ờ”, “Ôi!”, “Dạ”, “Yeah!” “Ừm” “Tuyệt!”

  • Phản hồi với câu nói người trò chuyện với bạn vừa nói ra

Cuộc trò chuyện thú vị được duy trì bằng việc bạn dành 1 nửa thời gian đầu của cuộc trò chuyện để lắng nghe. Sau đó, tỏ sự quan tâm và hưởng ứng của bạn bằng những câu hỏi thông minh về những điều mà người nói vừa mới nhắc đến. Dành thời gian cho họ trả lời. Và tiếp tục với câu hỏi tiếp theo.

Tóm lại là:

Là một người biết lắng nghe trong giao tiếp, bạn sẽ đạt được những hiệu quả và giá trị trong giao tiếp và nhận được sự yêu thương, quý mến của đồng nghiệp, quản lý, khách hàng. Thực hành kỹ năng lắng nghe này không khó, nhưng giá trị mà nó mang lại là những thay đổi to lớn trong kết quả công việc và sự nghiệp thành công!

Chúc bạn thành công!

2 Comments Add yours

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s